Độ dài khoảng chú ý Khoảng_chú_ý

Con số ước lượng độ dài khoảng chú ý của con người thay đổi nhiều tuỳ vào định nghĩa cụ thể được sử dụng.

  • Chú ý nhất thời là phản ứng ngắn hạn với một tác nhân tạm thời lôi kéo/phân tán sự chú ý. Các nhà nghiên cứu không đồng ý về con số chính xác của khoảng chú ý nhất thời ở người; một số nói nó có thể ngắn đến 8 giây.[2]
  • Chú ý chọn lọc duy trì, cũng gọi là chú ý tiêu điểm, là cấp độ chú ý tạo ra kết quả ổn định qua thời gian trong một tác vụ. Một số nói khoảng chú ý trung bình của người là khoảng 5 phút;[3] một số khác nói hầu hết những trẻ vị thành niên và người trường thành không thể duy trì sự chú ý vào một thứ quá 20 phút mỗi lần, dù họ có thể chọn tái-chú ý vào cùng một thứ.[2] Khả năng làm mới sự chú ý cho phép người ta chú ý vào những thứ kéo dài hơn vài phút, chẳng hạn như một bộ phim dài.

Khoảng chú ý, theo nghĩa chú ý duy trì, hay thời gian bỏ ra liên tục cho một tác vụ, thay đổi theo độ tuổi. Trẻ lớn hơn có khả năng chú ý lâu hơn trẻ nhỏ.[4]

Với các phép đo thời gian-cho-tác vụ, loại hoạt động sử dụng trong bài kiểm tra tác động đến kết quả, vì người ta nói chung có thể tập trung lâu hơn khi họ thấy thích thú hoặc có động cơ tự thân.[2] Sự chú ý cũng tăng lên nếu người đó thực hiện công việc một cách trôi chảy so với người gặp khó khăn khi thực hiện hoặc chính anh/cô ta khi mới học cách thực hiện. Sự mỏi mệt, đói, tiếng ồn và căng thẳng tâm lý giảm khoảng chú ý. Những ước lượng phổ biến về khoảng chú ý duy trì với một tác vụ tuỳ chọn rơi vào khoảng 5 phút với trẻ hai tuổi đến tối đa khoảng 20 phút với trẻ lớn hơn và người trưởng thành.[2]

Sau khi đánh mất sự tập trung chú ý vào một chủ đề, một người có thể khôi phục nó bằng cách nghỉ ngơi, thực hiện một loại hoạt động khác, thay đổi tiêu điểm suy nghĩ hoặc chủ động chọn tái-chú ý vào chủ đề ban đầu.